Lang thang để khám phá, để cảm xúc

17(Đọc tập ký sự Lang thang xứ người của Mai Hữu Phước– Nxb Hội Nhà văn 2014)

>>> Tạp chí NON NƯỚC (Bài viết của Thanh Quế)

            Mai Hữu Phước là một người thích lang thang khám phá. Anh vừa khám phá bằng cái nhìn vừa khám phá bằng cảm xúc. Anh ở nước bạn ít ngày nhưng lang thang nhiều, thấy nhiều, khám phá nhiều. Cho nên những nơi anh qua, những chỗ anh đến thăm, có lẽ cũng đã nhiều người từng đến thăm, từng viết. Nhưng anh biết đưa lại cho bạn đọc những điều người khác chưa đưa, biết lạ hóa những cái ai cũng biết, biết đưa nỗi xúc động riêng tư của mình vào cảnh vật, con người, thành ra đọc văn anh thấy thích thú.  Đọc tiếp »

Lang thang xứ người cùng Mai Hữu Phước

17

>>> Báo ĐÀ NẴNG CUỐI TUẦN (Bài viết của Hồ Sĩ Bình)

Nhận lời mời của Trung tâm Y khoa St. Mary, Hobart India (Hoa Kỳ) và là đại biểu Festival Thơ Quốc tế lần thứ III Kolkata (Ấn Độ), bác sĩ-nhà thơ Mai Hữu Phước đã có một chuyến đi dài đầy thú vị. Cuộc viễn du qua nửa vòng trái đất đã giúp anh có cơ hội khám phá và tiếp cận, thu thập thêm kiến thức về chuyên môn ngành Y và sáng tạo nghệ thuật. Tài sản còn lại sau chuyến đi ấy của anh là tập bút ký Lang thang xứ người (*) vừa mới ra mắt bạn đọc. 

Đọc tiếp »

Nồi bánh tét trước giao thừa

Noi banh tet truoc giao thuaĐã nhiều năm qua rồi, tôi không còn có cái cảm giác êm đềm và sung sướng lúc ngồi trông nồi bánh tét chín ngay trước lúc Giao thừa. Chắc rằng mấy đứa em của tôi đang lạc bước ở những phương trời xa xăm nào đó cũng có cái cảm giác giống tôi mỗi khi năm hết, Tết về. Những ngày cuối năm lãng đãng, bâng khuâng, lòng tôi chợt nhớ sao nồi bánh tét đêm xưa trong miền ký ức của tuổi thơ xa ngái.

          Gia đình tôi là một gia đình đông anh em. Thuở nhỏ quây quần bên nhau rít ra, ríu rít như một bầy chim nhỏ, thân thiện và hiền hòa. Trong ký ức của tôi gần như anh em trong nhà chưa bao giờ “choảng” nhau cả. Những ngày cuổi năm anh em và bạn bè trang lứa cùng xóm kéo nhau một bầy đi kiếm cát trắng về thay nồi hương Tổ Tiên, Ông Bà… Đọc tiếp »

Xe cổ Harley Davidson

Harley Davidson_200Trong dịp festival hoa Đà Lạt cuối năm vừa rồi, tại không gian trưng bày trong khu vực vườn hoa Bích Câu trên bờ hồ Xuân Hương thơ mộng, tôi lang thang và tình cờ gặp “cụ” Harley Davidson. Ban đầu, thoạt trông xa, nhìn dáng gầy gò của “cụ” tôi nhầm tưởng là “cụ” Gô-bên (goben) đến từ quê hương Pháp.

          Lại gần, nhìn tên hiệu mới biết đích thực đây là “cụ” Harley Davidson danh tiếng đến từ Hoa Kỳ. Xung quanh cụ, nhiều người đang nghiêng mình ngắm nhìn và săm soi với tất cả sự tò mò và thích thú.  Đọc tiếp »

Ngựa trong thơ ca Việt

Con ngua - 2014Xuân về. Năm “Ngọ” lan man chuyện thơ ca… ngựa, như một lời bảy tỏ lòng tri ân đối với loài vật có ích gắn bó cùng với Tổ tiên và con người hiện đại trải qua không biết bao nhiêu đời nay rồi.

Không rõ từ khi nào, ngựa gắn bó với người cả trong đời sống và trong tâm hồn. Sống bên cạnh con người, lại là hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp, sự hào hùng và lòng trung thực nên con ngựa bước từ đời sống thực vào thơ ca bình dân, kể cả thơ ca bác học một cách đàng hoàng và trang trọng.

Đọc tiếp »

Năm Ngọ nói chuyện ngựa

Giap ngo_200(Nhàn đàm)

        Nếu cuộc đua 12 con giáp chuột (tý), trâu (sửu), cọp (dần), mèo (mão), rồng (thìn), rắn (tỵ), ngựa (ngọ), dê (mùi), khỉ (thân), gà (dậu), chó (tuất), heo (hợi) phân ngôi theo thứ tự lần lượt này, thì xem ra con ngựa cũng chậm chân lắm thay! Nhưng dù cho con ngựa có “lười biếng” trong cuộc đua tài đầy mưu mẹo để về nhóm giữa, thì hình ảnh ngựa phi vẫn là một hình ảnh đẹp. Tiếng vó ngựa dập dồn là âm thanh sinh động, đầy hấp dẫn và không kém phần lãng mạn. Bờm ngựa tung bay, ẩn hiện lờ giữa đám bụi đường xa luôn làm mê đắm những trái tim phiêu lãng, tang bồng.

Đọc tiếp »

Đọc Nơi ấy, Tôi gởi lại một tình yêu *

Noi ay toi goi lai mot tinh yeu_Huynh Viet Tu_150

          Raymond Carver – một trong những bậc thầy của truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay, ắt hẳn “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”(1). Vì vậy, liệu có chủ quan quá không khi PGS.TS Lê Huy Bắc đưa ra kết luận này: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của truyện ngắn, vì thơ, tiểu thuyết và kịch ngày một không thể bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống tinh thần; vật chất của nhân loại?”

Đọc tiếp »

Cảm ứng từ tập truyện của Huỳnh Viết Tư

Noi ay toi goi lai mot tinh yeu_Huynh Viet Tu_1501.      Điều cốt yếu của văn học là phải đẹp, phải phản chiếu những cung bậc của nghệ thuật thẩm mỹ, chuyển tải kinh nghiệm, tầm nhìn của đời sống, tình cảm, linh cảm thành lời, gây xao xuyến, kích động suy nghĩ. Khiến phát ra sự rung chấn tâm trí, tình cảm, lan tỏa, biến ảo, tạo hình tiếp biến thành tựu nơi cảm quan người đọc: tác giả – lập ngôn mời gọi cảm thức chú giải của người đọc (Heidegger). Tác giả thiết tha trong kỷ năng mời gọi, trong khi độc giả thì thẩm thấu, trầm ngâm.

Truyện có truyện ngắn, truyện dài, văn vần hay văn xuôi, hư cấu hay một phần căn cứ trên sự thật, kèm theo tài biến hóa hay sáng tạo theo tài năng, kinh nghiệm nhiều hay ít của tác giả. Người ta phân biệt truyện dài hay truyện ngắn bằng khuôn khổ trình bày dài lời hay ngắn lời, hay thêm vào đó phạm vị mở rộng nhiều ít trong không gian hay thời gian. Đó chỉ là cách xác nhận tương đối. Vì nói ít mà có thể hiểu nhiều hay ngược lại. Tinh thần con người có khả năng “co giản”. Trình bày giàn trải hay cô đọng tạo ra tác động khác nhau. Tác giả cần sự hợp tác của độc giả. Biết ơn lẫn nhau khi có sự đồng cảm. Phân loại là một biện pháp sư phạm giúp trí nhớ và nghiên cứu. Người sáng tác và người hưởng thụ vừa lấy đó làm căn cứ, vừa cần vượt qua như một trí tuệ tự do.  Đọc tiếp »

Bài thơ: Thăm lại trường xưa

Thơ: Mai Hữu Phước

Trình bày: Tuấn Anh

(Đài DRT thực hiện)

Thăm lại trường xưa

                                          

Lâu lắm mới về trên lối cũ

Ngập ngừng cửa lớp níu chân đi.

Bao mùa phượng nở, bao mùa nhớ

Cháy mãi lòng ta những biệt ly !

 

Thầy chừ tóc đã tuyết sương pha,

Cô cũng mờ phai vóc ngọc ngà.

Bụi phấn rơi hoài trong nỗi nhớ

Trải  lòng theo những cánh chim xa.

 

Gốc phượng đâu rồi dấu khắc xưa ?

Sân si bao độ gió thay mùa.

Còn trong tiềm thức tên ai đó

Cho dẫu thời gian, dẫu nắng mưa.

 

Một trời hoa mộng tuổi thơ ngây

E ấp, hồn nhiên giữa tháng ngày.

Áo trắng vẫn màu trong trắng ấy

Tựa hồ nắng đẹp, ngất ngây say.

 

Ai có bao giờ trở lại không ?

Trên miền ký ức bước âm thầm,

Để nghe réo rắc trong tâm khảm

Một thuở buồn vui mãi vọng âm…

 

         

                   MAI HỮU PHƯỚC

Cong truong THPT Thai Phien_500

Nữ sinh trước cổng trường THPT Thái Phiên 

Nhớ thời áo trắng Thái Phiên

Cong truong Thai Phien_200Từ mùa phượng đỏ cuối cùng của cuộc đời học trò ở Trường cấp III Thái Phiên – Đà Nẵng, chia tay là đi biệt. Xa trường, mang theo trong ký ức biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui của một thời áo trắng. Kỷ niệm về trường lớp, kỷ niệm về thầy cô, kỷ niệm về bạn bè và kỷ niệm sự rung động đầu đời của mối tình học trò ngây thơ, trong trắng…

          Thời gian cứ thế êm trôi, như nước chảy dưới chân cầu, thoạt trông có vẻ bình lặng nhưng giấu trong lòng biết bao nhiêu nghiệt ngã. Bạn bè tản vào cuộc đời, mất hút trong thế giới hỗn mang đầy biến động. Trên những lối mòn xưa, cũng có người còn sót lại, như chưa bao giờ có sự thay đổi nào cả,  nhưng hầu hết những khuôn mặt thân quen năm nào đã là sương khói trong chốn mù khơi trên khắp quả địa cầu. Đọc tiếp »